An Toàn Thực Phẩm

Dịch vụ trọn gói An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mì

Bạn muốn mở cơ sở sản xuất mì, nhưng chưa biết các thủ tục để đưa sản phẩm ra thị trường cần những gì? Các thủ tục liên quan đến Giấy phép con – đảm bảo điều kiện kinh doanh sản xuất mìđúng theo quy định của Pháp luật sẽ được gửi tới Quý khách tham khảo trong bài viết này.

 

XEM THÊM:

Hướng dẫn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong kinh doanh

Dịch vụ làm Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại Sở công thương

Bước 1: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh/ công ty

Bước 2: Các thủ tục liên quan đến đưa sản phẩm ra thị trường

2.1 Thủ tục xác nhận kiến thức (nếu có) + chuẩn bị giấy khám sức khỏe;

2.2 Đăng ký sử dụng mã số mã vạch;

2.3 Kiểm nghiệm sản phẩm mì sản xuất ra và tự công bố an toàn thực phẩm cho sản phẩm.

2.4 Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mì;

2.5 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ( nếu có – Không bắt buộc)

1/ Thời gian và quy trình xin cấp các loại giấy phép cho cơ sở sản xuất mì

Lưu ý: Một số thủ tục có thể thực hiện song song cùng nhau.

Stt Thủ tục Thời gian

(Ngày làm việc không tính thứ 7, chủ nhật)

1 Thành lập hộ kinh doanh 3 – 5 ngày
2 Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm;

Đăng ký mã số mã vạch;

Kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm;

22 – 30 ngày
3 Tra cứu nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu.

Nếu đã có mẫu thiết kế có thể thực hiện tra cứu và đăng ký bảo hộ luôn cùng các bước ở mục 1.

(Không bao gồm thời gian cấp văn bằng bảo hộ ít nhất là 18 tháng)

32 ngày: Nhận đơn bảo hộ nhãn hiệu

12 tháng: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

(Thủ tục này không bắt buộc)

4 Tổng thời gian hoàn thành tất cả các thủ tục

(Lưu ý: Thời gian có thể thay đổi do các trở ngại khách quan, thiếu thành phần hồ sơ, trở ngại do thay đổi các thủ tục hành chính nhà nước, sự kiện bất khả kháng….)

 

(Khoảng 1,5 tháng)

2/ Dưới đây Luật Thành Thái gửi chi tiết nội dung các công việc cụ thể:

2.1 XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT MÌ

– Xác nhận kiến thức ATTP cho nhân viên và chủ cơ sở

Lưu ý: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh An toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức Vệ sinh ATTP đối với nhân viên của cửa hàng và chủ cơ sở.

– Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh ATTP

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản công chứng);

– Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện Vệ sinh ATTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);

– Bản cam kết đảm bảo Vệ sinh ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;

– Giấy khám sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh và chủ cơ sở còn hiệu lực (trong 06 tháng gần nhất) – có thể sử dụng Giấy khám đầu vào xin việc của nhân viên.

– Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về Vệ sinh ATTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm và chủ cơ sở

Ngoài ra:

– Cần chuẩn bị hồ sơ về hàng hóa nguyên liệu đầu vào, bao bì (Hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ giao nhận hàng, Giấy chứng nhận ATTP hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc đầu vào của hàng hóa đủ điều kiện ATTP…)

– Sắp xếp cơ sở vật chất phù hợp quy định, sạch sẽ, đảm bảo ATTP.

2.2 ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH 

– Thời gian đăng ký mã số mã vạch

  • 07 ngày cấp Mã số tạm thời (là mã vạch chính thức)
  • 30 ngày sau cấp Mã số chính thức.

– Sử dụng Mã số mã vạch được cấp

Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch tự quy định mã số phân định vật phẩm, số phân định tổ chức/địa điểm và lập các loại mã số mã vạch cho các vật phẩm, tổ chức/địa điểm của mình. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng Mã số mã vạch phải gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN và Mã số địa điểm toàn cầu GLN được sử dụng cho Tổng cục TCĐLCL (thông qua tổ chức tiếp nhận hồ sơ) để quản lý chung,

– Quy trình đăng ký và sử dụng mã số mã vạch

Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1 Bước 2: Cấp mã số

Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch Bước 4: Chọn môi trường quét chính Bước 5: Chọn mã vạch

Bước 6: Chọn cỡ mã vạch

Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch Bước 8: Chọn mầu mã vạch

Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch

Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch

2.3 THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Bước 1:  Kiểm nghiệm sản phẩm

– Trước khi tự công bố sản phẩm, sản phẩm dự kiến phải có phiếu kiểm nghiệm sản phẩm. Như vậy doanh nghiệp đưa mẫu đi kiểm nghiệm tại Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (Lưu ý: Phiếu kiểm nghiệm phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025)

– Phiếu kiểm nghiệm có thời hạn trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

– Chỉ tiêu kiểm nghiệm: các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

– Lưu ý: Phiếu kiểm nghiệm nộp cho cơ quan nhà nước phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

Bước 2: Thủ tục tự công bố sản phẩm mì

Hồ sơ tự công bố sản phẩm:

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo NĐ 15/2018

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

Lưu ý: Cần kiểm tra kỹ các quy định pháp luật VN và quốc tế để lên các chỉ tiêu kiểm nghiệm trước khi tiến hành tự công bố.

2.3 ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÌ

– Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu Quý khách dự định đăng ký và danh sách hàng hóa, dịch vụ dự định bảo hộ của nhãn hiệu. Luật Thành Thái sẽ phân nhóm, báo chi phí và ký kết hợp đồng.

– Tra cứu nhãn hiệu nâng cao (Kết quả 90 % đăng ký được hay không).

– Luật Thành Thái sẽ thực hiện công việc tra cứu ngay sau khi nhận được phí dịch vụ tra cứu mà khách hàng thanh toán.

– Sau ít nhất 2 ngày làm việc đối với 1 nhãn hiệu, chúng tôi sẽ báo cáo kết quả cho Quý khách và chờ quyết định nộp đơn của Quý khách.

– Nộp hồ sơ đăng ký

– Ngay khi Quý khách quyết định nộp đơn và thanh toán phí nộp đơn cho Visa chúng tôi sẽ tiến hành soạn và nộp đơn.

– Thẩm định hình thức của đơn:

+ Nếu đơn đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức thì được công bố đơn hợp lệ

+ Nếu đơn không đáp ứng được điều kiện vê mặt hình thức, Cục SHTT sẽ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ lý do

– Thời gian: 1 tháng kể ngày nộp đơn

– Đơn đăng ký hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ

– Thẩm định nội dung đơn để đánh giá khả năng được cấp văn bẳng bảo hộ nhãn hiệu trong thời hạn 9-12 tháng kể từ ngày đăng công báo

– Cấp văn bằng bảo hộ và ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu trí tuệ.